Nghiên cứu phát triển loại hình VTHKCC bằng đường thủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài “Nghiên cứu phát triển loại hình VTHKCC bằng đường thủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” đã đề xuất một loại hình GTCC mới với mục tiêu chung của VTHKCC là hướng đến phục vụ lợi ích cho người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển GTVT đô thị bền vững.

Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ là một cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho ngành giao thông vận tải thành phố có thể phát triển thêm một loại hình vận tải hành khách mới.

Về mạng lưới tuyến VTHKCC bằng đường thủy: Qua phân tích khả năng thủy vận luồng tuyến và nhu cầu hành khách tiềm năng đường thủy trên các hành lang đề xuất 16 tuyến VTHKCC đường thủy;

Về hệ thống bến đầu cuối và bến đón trả khách: Đề xuất mô hình bến đầu cuối và bến đón trả khách trên các tuyến VTHKCC đường thủy phù hợp với thực tiễn khai thác giao thông thủy và đảm bảo mỹ quan đô thị;

Về phương tiện: Lựa chọn chủng loại, sức chứa của tàu phù hợp với điều kiện khai thác trên các loại hình tuyến VTHKCC đường thủy;

Về hiệu quả phát triển VTHKCC đường thủy: Chứng minh được đầu tư phát triển VTHKCC bằng đường thủy có thể mang lại hiệu quả mà không cần nguồn trợ giá từ ngân sách với điều kiện UBND thành phố cho phép nhà đầu tư được phép kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ.

Từ các vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phát triển loại hình VTHKCC bằng đường thủy giúp cho UBND thành phố có cơ sở để chỉ đạo, quản lý và xây dựng phương án khai thác VTHKCC đường thủy.Nghiên cứu phát triển loại hình VTHKCC bằng đường thủy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thông qua kết quả của đề tài, đã hỗ trợ một số đơn vị áp dụng đưa loại hình này vào khai thác. Cụ thể:

– Công ty TNHH  Thường Nhật nghiên cứu khai thác tuyến: Bạch Đằng – Linh Đông; Bạch Đằng – Lò Gốm;

– Công ty TNHH Thương mại và XNK Đại Cát nghiên cứu khai thác tuyến: Kênh Tẻ – Kênh Đôi; Tân Hóa – Lò Gốm và kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè;

– Hợp tác xã Long Hòa nghiên cứu khai thác tuyến du lịch Cần Thạnh – Thạnh An – Long Hòa.